Hãy cùng In Nhanh Hcm tìm hiểu về hệ màu RGB tiếp theo trong hệ thống màu in nhé!
Mỗi người có thể chọn cho bản thân mình màu sắc riêng, cảm nhận cuộc sống màu gì cũng từ góc nhìn của mỗi cá nhân.
Màu sắc đem lại sự thú vị, đa dạng và sống động cho thế giới xung quanh ta
Hay cụ thể hơn, màu sắc trong in ấn góp phần không nhỏ cho sự thành công của sản phẩm, nâng tầm giá trị trong mắt Khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nếu CMYK là một hệ màu chân thực, chính xác thì hệ RGB sẽ như thế nào?
Sự khác biệt giữa 2 hệ màu này ra sao?
Khi nào sử dụng CMYK, khi nào cần dùng RGB?
Hệ màu trong in ấn đầu tiên đó là hệ màu RGB.
Khác với hệ màu CMYK được tạo từ 4 màu, RGB chỉ được tạo từ 3 màu, trong đó:
- R: Red (màu đỏ)
- G: Green (màu xanh lá cây)
- B: (blue (màu xanh lam)
Hệ màu RGB được ra đời từ những năm 1953, được sử dụng để làm tiêu chuẩn cho tivi màu cũng như các màn hình Internet.
RGB nằm trong hệ màu cộng, tức nhờ sự cộng hưởng của ánh sáng để mắt nhận biết.
RGB có đặc điểm nổi bật đó là phát xạ ánh sáng, hay còn có tên gọi khác đó là mô hình ánh sáng bổ sung, hiểu một cách đơn giản thì khi 3 màu Red (Đỏ), Green (Xanh lá) và Blue (Xanh dương) hòa trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo thành màu trắng (màu sáng hơn màu gốc).
Hệ màu RGB và hiển thị
Hệ màu RGB hoạt động bằng cách phát các điểm sáng màu khác nhau để tạo thành hình ảnh, màu sắc trên nền đen như nền tivi, máy tính, máy ảnh,…
Các file thiết kế cũng như hình ảnh sử dụng màu RGB cũng như ánh sáng trắng sẽ hiển thị đẹp hơn, chân thực và sắc nét hơn. Còn nếu sử dụng các hệ màu khác sẽ sai lệch khá lớn
Hệ thống màu của RGB lớn hơn CMYK rất nhiều. Với website, có 216 màu RGB an toàn, với màn hình tivi có thể hiển thị 16,7 triệu màu RGB. Bảng màu trên web được hiển thị dưới dạng thập phân tạo thành các mã màu. Hầu hết tất cả các hình ảnh hay website thể hiện trên màn hình đều dựa vào mã màu RGB. Đó là lý do vì sao bạn thấy các website ngày nay càng đẹp và hiện đại hơn.
Hệ màu RGB được dùng riêng cho in ấn và thiết kế kỹ thuật số, được sử dụng để quan sát hình ảnh, thiết kế, video hiển thị trên các thiết bị điện tử, màn hình tivi, màn hình điện tử,… Chúng đại diện cho màu sắc hiển thị trên màn hình máy tính, màn hình điện thoại thông minh hay tivi, mỗi màu được tạo ra nhờ vào sự phản chiếu ánh sáng trên màn hình thiết bị,
Ưu điểm của hệ màu RGB
- Màu sắc đa dạng, phong phú
- Dải màu của hệ màu RGB rộng hơn CMYK rất nhiều, đặc biệt là các sắc màu nằm trong huỳnh quang sáng. Chính vì thế, khi sử dụng hệ màu này thì sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong thiết kế.
- Màu sắc rực rỡ, rõ nét hơn
- Khi xem các hình ảnh, video trên các thiết bị điện tử, màn hình led mà sử dụng hệ màu RGB thì sẽ đem đến trải nghiệm màu sắc phong phú và chân thực hơn.
Sự khác nhau giữa 2 hệ màu CMYK và RGB
Hệ màu CMYK
Hệ màu CMYK là hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn.
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Trong ngành in ấn thì hệ màu CMYK là rất quan trọng bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này để hiểu thêm nhé!
Hệ màu RGB
Hệ màu RGB là hệ màu cộng.
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)…
Hệ màu RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green và Blue là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính.
Nhìn chung hệ màu RGB được sử dụng trên các thiết bị điện tử như các thiết bị của thegioididong cung cấp trên thị trường.
Sự tổng hợp màu
Sự tổng hợp màu trừ từ các mực cơ bản CMY. Theo lý thuyết việc in màu chỉ cần dùng 3 màu cơ bản là CMY, tuy nhiên, thực tế các màu đều không hấp thụ hoàn toàn 1/3 quang phổ. Do đó, khi in chồng 3 màu lên nhau cũng không cho ra được màu đen. Màu đen được thêm vào nhằm làm tăng độ tương phản của hình ảnh và làm giảm bớt lượng mực CMY sử dụng.
Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ).
Ứng dụng của hệ màu RGB và CMYK
Trong ngành in ấn thì người ta sử dụng hệ màu trừ (CMYK) vì vật liệu giấy là vật liệu không tự phát sáng.
Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến.
Như thế, chúng ta đã phân biệt được sự khác biệt giữa 2 hệ màu: CMYK và RGB để có thể ứng dụng chính xác, tránh sai sót, góp phần nâng cao chất lượng màu in lên thành phẩm
Nếu Quý khách hàng có nhu cần cần tìm hiểu thêm, hãy nhanh tay truy cập website: https://innhanhhcm.vn/ để đội ngũ nhân viên của In Ấn Trần Gia tư vấn được cụ thể và có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nhé!
Địa chỉ: 41/3 Đường Đội Cung, Phường 11, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT/zalo: 0898.123.989 – 0898.999.329
Website: https://innhanhhcm.vn/