Tổng hợp những công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay 2023

Công Nghệ In Phổ Biến Nhất 2022

Với thời đại 4.0, thời đại phát triển một cách chóng mặt của công nghệ như hiện nay thì tất cả các ngành nghề đều có sự thay đổi rõ rệt qua từng ngày. Những công nghệ mới, kỹ thuật mới, phương pháp, cách làm mới luôn được cập nhật, cải tiến tục để phù hợp với dòng chảy thị trường. Và tất nhiên ngành công nghiệp in ấn cũng không ngoại lệ. Công ty TNHH In Ấn Trần Gia luôn chủ động nỗ lực không ngừng, trao dồi kiến thức, cập nhật xu hướng thị trường và hoàn thiện về công nghệ kỹ thuật in ấn để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Hiện nay đang thịnh hành khá nhiều công nghệ in ấn khác nhau với tính chất khác nhau. Mỗi công nghệ in được ứng dụng cho những ngành, lĩnh vực cụ thể để tạo tính phù hợp cho tính chất ngành nghề đó.

Công nghệ in ấn hiện nay đang ngày càng thay đổi và có những cải tiến mạnh mẽ nhưng trong thực tế vẫn thịnh hành nhiều phương pháp in cả truyền thống và hiện đại. Có thể nói đến các phương pháp in truyền thống như in lụa, in typo; kỹ thuật in hiện đại với số lượng lớn như: in Offset, In ống đồng, in Flexo,…; công nghệ in cho số lượng nhỏ như: in Laser, in phun.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể các công nghệ in này nhé.

Những công nghệ in ấn truyền thống

In lụa

In lụa là công nghệ in ấn mang tính chất truyền thống nhất vẫn còn được áp dụng hiện nay. Kỹ thuật in lụa đã có mặt từ rất lâu đời và được cải tiến ở nhiều bước, quy trình và màu sắc, chất liệu so với kỹ thuật in lụa truyền thống trước đây.

In lụa hay còn gọi là in lưới, là phương pháp in sử dụng màu nước lên bề mặt có chất liệu là vải, lụa, dựa trên nguyên lý chỉ một phần mực được thấm qua lưới in và dính trên bề mặt in. Bởi trước đó một số mắt lưới khác đã bị bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. In lưới có vài dạng như: in lưới trên bàn thủ công, in lưới bằng máy cơ khí, in lưới bằng máy in tự động. In lụa gồm những công đoạn: làm khuôn in, chế tạo bản in, dao gạt, pha chế chất tạo màu, hồ in và in.

In Lụa
Kỹ thuật in lụa

Phương pháp này mang tính chất cổ truyền, đơn giản nhưng khá tinh tế và thẩm mỹ, giá cả bình dân. Chúng được dùng để in tranh nghệ thuật dùng để trang trí, in phông vải cho sự kiện, đám cưới,…

Ưu điểm:

  • In được trên mọi vật liệu chỉ cần có mực in phù hợp
  • In được trên các sản phẩm đã gia công hoàn thiện: như in lịch phôi sẵn, in cốc, in bóng bay.
  • Có thể chủ động về màu sắc vì in lụa không giới hạn về hệ màu tạo nên những thành phẩm đa dạng về màu, hình ảnh, thông tin, đáp ứng nhu cầu của đơn vị, doanh nghiệp.
  • Giá thành khá rẻ, phù hợp với “túi tiền” của nhiều đơn vị, doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Nhược điểm:

  • Bản in không đẹp, sắc nét bằng in offset hay in kỹ thuật số vì quy trình in lụa vẫn mang tính chất thủ công, truyền thống.
  • In lụa thường có tốc độ chậm vì đòi hỏi sự tỉ mỉ trong quá trình in.
  • Sau khi in phải phơi, là, sấy để khô mực và hồ in.

In typo

Ra đời muộn hơn so với phương pháp in lụa, kỹ thuật in typo được người Trung Quốc phát minh ra.

Phương pháp này áp dụng kỹ thuật in khuôn cao, nghĩa là các phần tử in nằm cao hơn các phần không in. Khuôn in được khắc nổi lên như con dấu, các chữ viết thì được đúc thành các con chữ riêng lẻ.

In Typo
Kỹ thuật typo

Kỹ thuật in này độc hại và kém hiệu quả nên ngày nay được cải tiến thành in số nhảy, ép chìm nổi, nhũ bạc, vàng hoặc cải tiến thành máy bế đặt tay,…

Những công nghệ in ấn hiện đại

In flexo

In Flexo được biết đến là công nghệ in ấn hiện đại có bản in nổi được làm bằng cao su hoặc nhựa polyme. Đặc điểm của công nghệ in này là có bề mặt nổi cao hơn so với các phần tử không in trên bản in.

Có đặc tính gần giống với in typo nhưng công nghệ in flexo lại có tính mềm dẻo hơn nhiều, khuôn in được làm từ cao su, bảng polime.

Đây là kỹ thuật in được ứng dụng rộng rãi trong in các loại nhãn decal bao bì hoặc thùng carton. Thành phẩm của kỹ thuật in flexo được đóng thành dạng cuộn phù hợp cho những bản in số lượng rất lớn và có khâu dán tự động vào bao bì sau đó.

In Flexo
Kỹ thuật in flexo

Ưu điểm:

  • Được ứng dụng đa dạng trên nhiều vật liệu và bề mặt khác nhau như: nhựa, giấy bạc, film, thùng carton bao bì, tem nhãn,  in cốc và đặc biệt là các sản phẩm in dạng cuộn…
  • Thích hợp để in label, sticker, tem nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt,…
  • Có thể in ấn trên vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động
  • Đáp ứng được tiến độ sản xuất lớn

Nhược điểm:

  • Bề mặt in bị lem hoặc dính mực không đều do nhiệt độ trên trục không ổn định
  • Bề mặt in bị lem mực do các thanh gạt không gạt hết mực.
  • Thải nhiều độc hại ra môi trường
  • Giá thành bản in thường cao
  • Chỉ phù hợp in số lượng lớn

In ống đồng

Công nghệ in ấn này còn gọi là in trục đồng, in lõm.

In ống đồng là phương pháp in này được gọi theo bản chất của kỹ thuật in ấn với cách dùng phương pháp in lõm, trái ngược in typo. Cấu tạo gồm một trục đồng, các phần tử in lõm xuống, các phần tử không in nổi lên. Một bộ phận cấp mực trên bề mặt trục đồng, các hạt mực sẽ được chứa trong các lỗ lõm. Trục đồng này ép trực tiếp lên bề mặt cần in để tạo ra hình ảnh. Hình ảnh được khắc lõm vào bề mặt kim loại để in thành phẩm.

In Ống Đồng
Tổng hợp những công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay 2023 27

Kỹ thuật in ống đồng được sử dụng để in bao bì màng nhựa như bao đựng bột giặt, bánh kẹo,… sử dụng từ 5 màu đến 7 màu.

Ưu điểm:

  • In khối lượng lớn mà không giảm chất lượng in
  • Cho chất lượng hình ảnh tốt
  • In số lượng lớn có chi phí thấp cho mỗi đơn vị sản phẩm

Nhược điểm:

  • Chi phí ban đầu cao do việc tạo bản in chi phí cao
  • Thời gian tạo bản đồng để in lâu
  • Chữ và đường bị vỡ thành ảnh

In offset

Với những ưu điểm nổi bật, in offset được coi là các công nghệ in ấn hiện nay nhất và phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ in offset đã ra đời từ rất lâu nhưng sau này nhờ sự hỗ trợ của công nghệ chế bản điện tử và điều khiển học nên chất lượng in đã đạt đến trình độ cao , có thể in ra những sản phẩm với độ sắc nét và màu sắc tinh tế mà nhìn bằng mắt thường có thể tương đương với hình chụp. Chủ yếu là in trên chất liệu giấy.

Phương pháp in này dựa trên nguyên lý phẳng, khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng nhau.

In Offset
Kỹ thuật in offset

In offset sử dụng mực in gốc dầu nên có khả năng đem lại hình ảnh sắc nét, độ bền màu cao, giàu tính thẩm mỹ.

Phương pháp in này có thể áp dụng trên mọi định lượng giấy phổ thông, in với số lượng lớn nên chi phí tương đối rẻ. Công nghệ in này được ứng dụng phổ biến trong việc in quảng cáo, in tờ rơi, in catalogue, namecard, lịch, forder,…

Trong kỹ thuật in offset, phần tử in được hiển thị trên ống bản kẽm, trong đó các phần tử in sẽ làm nhiệm vụ bắt mực và phần tử không in sẽ bắt nước. Sau đó, ống bản kẽm này ép hình ảnh, chữ đã dính mực in được ép lên các tấm offset trước rồi ép từ tấm cao su này lên giấy in

Ưu điểm:

  • Chất lượng hình ảnh sắc nét và sạch sẽ.
  • Ứng dụng được trên nhiều chất liệu in và bề mặt.
  • Chế tạo bản in dễ dàng và nhanh chóng với sự hỗ trợ của máy tính.
  • Sản phẩm in ấn có tuổi thọ lâu hơn vì không tiếp xúc  trực tiếp với bề mặt cần in.
  • Chi phí số lượng lớn rẻ.
  • Công suất cao đáp ứng số lượng in lớn.

Nhược điểm:

  • Thường không được sử dụng cho in số lượng ít.

Công nghệ in kỹ thuật số

In kỹ thuật số là công nghệ in ấn hiện đại đã áp dụng công nghệ kỹ thuật số máy tính vào in ấn. Hình ảnh từ file thiết kế sẽ được máy tính phân tích, tự động pha mực và đầu phun của máy in phun mực ngay lập tức trực tiếp tư lên bề mặt vật liệu cần in.

In kỹ thuật số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in nhanh với số lượng vừa và nhỏ. Máy in laser và máy in phun là 2 trong nhiều loại máy được sử dụng trong in ấn kỹ thuật số.

In phun

In phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng 5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.

In Phun
Kỹ thuật in phun

In nhanh kỹ thuật số

In nhanh kỹ thuật số là hình thức in tia laser được quét lên trống cảm quang qua gương đa giác quay liên tục -> tia laser lần lượt quét lên bề mặt trống. (Tia này có cường độ mạnh hay yếu tùy thuộc vào độ đậm nhạt của từng điểm ảnh và nó chiếu lên bề mặt trống làm giảm điện trở của lớp phim trên đó).

In Nhanh Ky Thuat So
In nhanh kỹ thuật số

Ưu điểm:

  • Dễ chỉnh sửa
  • Kiểm soát chính xác số lượng bản in
  • In ấn nhanh chóng ngay tại nhà hoặc văn phòng. In được trên nhiều bề mặt và độ dày của chất liệu.
  • Chi phí in rẻ hơn khi in số lượng ít.

Nhược điểm:

  • Tốc độ chậm hơn in offset
  • Không phù hợp để in số lượng lớn
  • Chất lượng hình ảnh không sắc nét bằng kỹ thuật in offset

Qua bài trên, In Nhanh Hcm đã đem lại cho các bạn những thông tin cơ bản về những công nghệ in ấn phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay

Ở những bài sau, chúng ta sẽ đi đến cụ thể từng công nghệ để hiểu sâu hơn về đặc tính, ứng dụng, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho ấn phẩm.

Nếu bạn có yêu cầu cần báo giá vui lòng liên hệ qua:

Question and answer (0 comments)

0