Chào mừng ngày lễ 30/4

Chào mừng ngày lễ 30/4

 “Không có gì vui hơn

Bằng ngày vui Toàn Thắng

Biển sóng vui, gió lặng

Bầu trời xanh bao la

Nam Bắc VỀ MỘT NHÀ

Đất nước liền MỘT DẢI!

Bao nhiêu năm khổ ải

Bao nhiêu năm đau thương

Cả nước là chiến trường

Vì miền Nam ruột thịt!

Sử sách đều ghi hết

Thế giới hướng về ta

Việt Nam chung một nhà

Bầu trời liền một dải .

Chúng ta quyết SỐNG MÁI

Giành thắng lợi cuối cùng

Toàn Nước tổng TIẾN CÔNG

Thời cơ liền XỐC TỚI!

Ngàn năm đang chờ đợi

Ngày ba mươi tháng tư

Năm một chín bảy lăm

Thay màu Cờ sắc Áo

Xe Tăng giương Nòng Pháo

Húc phăng cổng quân thù

Quân Ta Phất cao Cờ

Cắm lên Dinh Độc lập!

Loa Đài báo tới tấp

Truyền Cảm Hứng cho nhau

Người Tuyến trước, Tuyến sau

KÔNG KÊNH nhau nhảy múa

Người Nông dân gặt lúa

Cánh đồng vàng mênh mông

ÔM NHAU, mắt rướm dòng

CƯỜI VUI, mừng GIẢI PHÓNG!

Cả nước vui, sống động

Cả nước phát LOA ĐÀI

Thức trắng cả ĐÊM DÀI

Ăn mừng vui THẮNG LỢI!

Cờ tung bay phấp phới

Khắp mọi nẻo đường xa

NHÀ NHÀ đều hát ca”

Đoạn trên trích từ bài thơ: “Ngày vui thống nhất” của tác giả Trường Nguyễn, đã mang đến cảm xúc dâng trào trong lòng người đọc về Niềm vui toàn thắng của toàn dân Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.

Chào mừng ngày lễ 30/4

Đối với người dân Việt Nam lễ 30/4 và 1/5 là ngày vô cùng đặc biệt, thể hiện sự kỷ niệm và tưởng nhớ công lao của cha ông ta. Hằng năm, cứ đến lễ 30/4 và 1/5, người dân Việt Nam lại được hòa mình vào không khí tự hào và nhộn nhịp.

Sự xuất hiện của lá Quốc kỳ được treo khắp phố như một lời nhắc nhở nhằm nhớ đến công ơn và sự tri ân to lớn với Tổ quốc.

Chào mừng ngày lễ 30/4
Chào mừng ngày lễ 30/4

Đây chính là một cột mốc trọng đại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta. Trải qua lịch sử chiến tranh cứu nước khó khăn và lâu dài, vào ngày 30/4/1975, ông cha ta đã làm thất bại hoàn toàn ách thống trị của đế quốc Mỹ, vươn cao lá cờ Tổ quốc, báo hiệu sự toàn thắng của Đất nước Việt Nam.

Lịch sử ra đời ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 

Nhận thấy cơ hội thuận lợi cho cách mạng, cuối năm 1974, đầu 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng Miền Nam. Nhờ sự thay đổi mau lẹ của lực lượng Miền Nam, Bộ Chính trị đã nhấn mạnh đây chính là thời cơ tốt để đánh nhanh, thắng nhanh và thống nhất đất nước.

Khi thời cơ đã đến, toàn quân, toàn dân đã tập trung toàn bộ lực lượng cũng như binh khí và vật chất để cùng nhau tiến về Miền Nam. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định về sau đã được Trung ương Đảng thay đổi với tên gọi “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Căn cứ và phòng thủ tại những điểm trọng yếu từ phía Đông, quân ta đã tiến công từ Xuân Lộc, Phan Rang để bảo vệ Sài Gòn. Chiến dịch mở đầu vào ngày 26/4, quân ta nổ tiếng súng đầu tiên và tiến vào Trung Tâm Sài Gòn.

ngày giải phóng năm 1975
Ngày giải phóng năm 1975
ngày giải phóng năm 1975
Xe tăng tiến vào dinh độc lập

Đánh chiếm các cơ quan đầu não và vượt qua tuyến phòng thủ của địch, đúng 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh ta cùng nhau tiến thẳng vào Dinh Độc Lập khiến địch đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút, đại tá Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng giải phóng Miền Nam trên nóc Dinh Độc Lập. 

Chiến dịch Hồ Chí Minh đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho toàn quân, toàn dân ta. Vì thế ngày 30/4 là ngày gì thì ngày này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không đơn thuần là một ngày để kỷ niệm vai trò và sự đóng góp to lớn của ông cha ta mà đây còn là ngày để tất cả nhìn lại những trang sử đáng tự hào của cả dân tộc.

Kết thúc với hơn 30 năm giành lại độc lập tự do, 30/4 được xem là cột mốc thắng lợi tiêu biểu mang lại hòa bình và dân chủ cho cả nước. 

Ý nghĩa của ngày 30/4:

  • Tưởng nhớ và tôn vinh các vị anh hùng liệt sỹ đã dũng cảm đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng.
  • Ghi nhận và nêu bật tinh thần đại đoàn kết của toàn dân Việt Nam.
Chào mừng ngày lễ 30/4
Ý nghĩa của ngày 30/4

 Lịch sử ra đời ngày Quốc tế Lao Động 1/5

Hằng năm, 1/5 được xem là ngày Quốc tế Lao Động. Đây là một dịp vô cùng quan trọng đối với người lao động, công nhân, viên chức trong cả nước. Vào ngày 1/5/1930, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng nhau biểu tình để đòi lại quyền lợi cho giai cấp công nông dân của nước ta.

Đây được xem là một dịp thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc với giới chủ quốc tế. Không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới, nhiều cuộc bãi công đã diễn ra nhằm yêu cầu được đáp ứng đầy đủ quyền lợi của giới công dân.

Ngày quốc tế lao động 1/5
Ngày quốc tế lao động 1/5

Bùng nổ hàng loạt cuộc biểu tình, sự khiêu khích và đàn áp ngày càng quyết liệt đã khiến cho Quốc tế Cộng sản thừa nhận và quyết định lấy ngày 1/5 trở thành ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng của nhân dân lao động toàn thế giới. Đó cũng là lý do và là lời giải đáp chính xác cho câu hỏi 1/5 là ngày gì. Vấn đề đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra khi Mác nhận thấy quyền lợi cần có nhân dân lao động là rất quan trọng. Vào tháng 9/1866, tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng Sản I, khẩu hiệu cho ngày làm việc 8 giờ đã xuất hiện và yêu sách này dần được các nước trên toàn thế giới biết đến.

Trong cùng ngày, hơn 100 nghìn công dân đã bãi công, không đến nhà máy. Những cuộc xung đột diễn ra dữ dội và được xem là cuộc nổi dậy mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

Ngày quốc tế lao động 1/5
Ngày quốc tế lao động 1/5

Ba năm sau đó, vào ngày 20/6/1889, Quốc tế Cộng Sản II dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels đã quyết định chọn ngày 1/5 hằng năm là ngày biểu dương lực lượng lao động của tầng lớp vô sản các nước.

Sáng kiến này dần được nhiều nơi trên thế giới tán thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc mít tinh lớn nhất diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội đã trở thành cuộc biểu dương tinh thần đoàn kết cho dân tộc ta và nó cũng là bước ngoặt thay đổi thành công về sự lãnh đạo và tổ chức của Đảng.

Ý nghĩa của ngày 1/5

  • Biểu dương sự cống hiến của người dân lao động trên toàn thế giới.
  • Kỷ niệm ngày diễn ra các cuộc biểu tình và quân sự lớn thời bấy giờ.
  • Tạo quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc cho tầng lớp lao động.
Ngày quốc tế lao động 1/5
Ý nghĩa của ngày 1/5

Nhằm tri ân khách hàng đã ủng hộ và tin tưởng sử dụng dịch vụ tại In Ấn Trần Gia, đồng thời nhân kỷ niệm chào mừng 2 ngày lễ Giải Phóng Miền Nam 30.4 & Quốc Tế Lao Động 1.5, In Ấn Trần Gia vẫn tiếp tục triển khai chương trình khuyến mãi Giảm giá đồng loạt 5% toàn bộ tất cả các sản phẩm tại In Nhanh Hcm”

Với sản phẩm đa dạng, đáp ứng tất cả các nhu cầu trong cuộc sống:

  • Ấn phẩm văn phòng: Danh thiếp, bao thư, file kẹp hồ sơ,….
  • Ấn phẩm Tờ rơi, standee, catalogue, poster,…
  • Ấn phẩm bao bì: nhãn dán, tem, túi giấy,….
  •  Ấn phẩm khác: Hóa đơn, menu, bao đũa, muỗng, bao lixi,….
  • Và các ấn phẩm khác theo yêu cầu của Khách hàng

Cùng với dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp, công nghệ đặt hàng hiện đại, giao hàng nhanh chóng và chất lượng bảo hành tốt  nhất.

In Ấn Trần Gia chúng tôi tự tin khẳng định vị thế của mình trên thị trường hiện nay, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng.

Chào mừng ngày lễ 30/4
Chào mừng ngày lễ 30/4

Ưu đãi giảm giá 5% tất cả các sản phẩm sẽ diễn ra từ ngày 10/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022

Công ty chúng tôi cũng chân thành xin thông báo tới Quý khách lịch nghỉ lễ của công ty:

In Ấn Trần Gia sẽ nghỉ lễ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30/04/2022 đến hết ngày 03/05/2022 (tức từ ngày chủ nhật đến hết ngày thứ 3)

Công ty sẽ hoạt động lại vào ngày 04/05/2022 (nhằm ngày thứ 4)

Chúc tất cả Quý Khách hàng của In Ấn Trần Gia một mùa nghỉ lễ thật yên vui, hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu, lấy lại sức khỏe,  năng lượng cho những ngày làm việc kế tiếp nhé!

Thời gian áp dụng chương trình khuyến mãi trên cũng không còn nhiều nữa, Quý Khách hàng còn chần chờ gì nữa, hãy truy cập website: https://innhanhhcm.vn/ để bắt đầu việc lựa chọn cho mình sản phẩm in ấn hoàn hảo theo ý muốn nhé. Đội ngũ nhân viên In Ấn Trần Gia luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ các bạn.

CÔNG TY TNHH IN ẤN TRẦN GIA

Địa chỉ: 41/3 Đường Đội Cung, Phường 11, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

ĐT/zalo: 0898.123.989 – 0898.999.329

Website: https://innhanhhcm.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/innhanhhcm.vn

Email: inantrangia@gmail.com

Question and answer (0 comments)

0