Sự biến động của giá giấy trên thị trường và sự bình ổn giá tại In Ấn Trần Gia

banner bien dong gia giay tren thi truong su binh on gia tai tran gia

Đài Truyền hình Việt Nam vừa ghi nhận sự tăng mạnh về nhu cầu giấy, trong lúc chi phí sản xuất tăng cao, đã tạo nên sốt giá chưa từng thấy.

Theo trang Kinh tế và Dự báo, giá giấy, cũng như các nguyên liệu làm giấy đã tăng khá mạnh trên toàn quốc.

Tình hình biến động về giá giấy

Cụ thể, tại châu Âu, giấy đang tăng giá phi mã ở tất cả các phân khúc: giấy in báo in sách, giấy carton bao bì, bột giấy, và ngay cả giấy vụn báo cũ cũng đang tăng mạnh.

Tại Italia, chỉ “trong 6 tháng đầu năm nay, bột giấy để sản xuất giấy in và bìa cứng đã lên giá từ 60% đến 70% tuỳ loại”. “Giá giấy báo cũ và carton tái chế cũng tăng kỷ lục, gần gấp rưỡi, một tấn giấy vụn nay có giá 155 euro, bìa cứng thu gom cũng bán được với giá 170 euro/tấn”.

Châu Âu có công nghiệp sản xuất giấy rất phát triển, bây giờ thì giấy chưa tới mức khan hiếm, nhưng giá vẫn cao theo thị trường thế giới. VTV ghi nhận từ tờ Kurier ra tại Áo cho biết, một số nguyên nhân tạo nên cơn sốt giá hiện nay. Trước hết là “thiếu nguồn giấy cũ, giấy vụn thu gom”. Trong suốt hơn một năm qua, do đại dịch, cho nên các doanh nghiệp không cần in ấn quảng cáo, lượng báo in bán ra sạp cũng giảm mạnh. “Giấy cũ giấy vụn suy giảm dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy giấy”, bởi vì 3/4 nguyên liệu làm giấy là từ giấy cũ tái chế. Cùng lúc, “nhu cầu về giấy của châu Á và Mỹ tăng mạnh”, đặc biệt là bìa carton làm bao bì, do mua sắm qua mạng tăng đột biến kể từ khi có đại dịch. Hãng Amazon của Mỹ đã mua gom hầu như toàn bộ lượng bìa carton mà châu Âu xuất khẩu. Lý do cuối cùng là “mua hóa chất, trả tiền điện, tất cả chi phí sản xuất giấy đều tăng”.

Tại Việt Nam, chia sẻ với báo chí mới đây, Hiệp hội giấy bao bì Việt Nam cho biết, tình hình nguyên liệu hiện đang rất căng thẳng và nhiều DN đang rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thua lỗ. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bao bì chủ yếu là các loại giấy nhưng trong 3 tháng gần đây giá giấy đã tăng rất mạnh. Trung bình giá nguyên liệu trong nước như giấy kiện đã tăng đến 40-50%, còn giấy ngoại nhập cũng tăng từ 20-40%.

Điều đáng lo hơn, giá giấy tăng cao nhưng không có hàng để mà mua, khó khăn và khan hiếm nguồn cung giấy nguyên liệu đang là tình trạng chung của nhiều nước. Giá hiện đã lên cao nhưng muốn mua cũng không có, các nước ASEAN khi nhận được đặt hàng đều không thể đáp ứng do nhu cầu trong nước họ tăng cao và chính sách hạn chế xuất khẩu để bảo vệ môi trường. Trong khi đó, nguồn nhập khẩu từ Nhật là khả dĩ nhưng thuế nhập khẩu quá cao đến 25%. Nguồn hàng trong nước hiện nay không đủ cung cấp do chúng ta có quá ít cơ sở sản xuất giấy phục vụ cho sản xuất bao bì

Tác nhân chủ chốt ảnh hưởng đến giá cả thị trường trong 2 năm gần đây không thể không kể đến Đại dịch Covid 19. Không chỉ riêng giá cả giấy, các nguyên liệu làm giấy bị ảnh hưởng mà nó còn tác động mạnh đến toàn bộ hệ thống kinh tế thị trường thế giới.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, tính từ đầu năm 2021 giá mực in đã tăng giá 3 lần do nguyên vật liệu tăng, phí vận chuyển tăng, cuối tháng 3/2021 thì giá mực đã tăng 7-8%, mực UV tăng 35%.

Hiện tại, giá Giấy Ivory đã tăng 110%, giấy Duplex đã tăng từ 65% đến 70%, trong khi các đơn vị đối tác của nhà In chỉ duyệt cho tăng giá 5 đến 10%. Do đó các nhà in chuyên về bao bì giảm nhận đơn hàng hoặc có nhận cũng chỉ ở mức chừng mực để duy trì sản xuất.

Vì giá thành vật liệu quá cao nên các nhà in bao bì cho bánh kẹo cũng không dám đặt hàng và chỉ đặt khi có nhu cầu. So với quý 4/2020 và đầu quý 1/2021 lượng giấy bao bì bán ra có giảm, đây là dấu hiệu giảm giá giấy cho 2 sản phẩm: Ivory và Couche loại dày, riêng giấy Couche loại mỏng chuyên in lịch thì khả năng tăng rất cao.

Về tình hình các nhà máy sản xuất lớn trên thế giới, hiện có nhà máy Stora Enso – tập đoàn Giấy rất lớn tại Châu Âu (chuyên sản xuất các mặt hàng giấy Xuất bản phẩm ví dụ như: Giấy LWC, Giấy Báo, Giấy Couche, Bột Giấy..) Sau 1 thập kỷ kinh doanh lỗ và đại dịch Covid kéo dài sẽ đóng cửa vĩnh viễn 2 nhà máy lớn tại Phần Lan và Thuỵ Điển trong quý 3/2021. Trước tình hình đó, ta cũng có thể dự đoán tình hình giá giấy trong tương lai cho những sản phẩm giấy in xuất bản phẩm, …

Hiện nay, Trung Quốc đang thao túng toàn bộ thị trường giấy, thậm chí họ đã gom hết bột giấy từ các nước như Brazil và 1 số nước tại Châu Âu, nên họ chủ động tăng giá. Việc này xảy ra không chỉ ở Giấy mà các nguyên vật liệu khác cũng vậy. Theo dự đoán, TQ sẽ tiếp tục giữ mức giá đỉnh này cho tới cuối năm.

Tình hình ngành in hiện nay có thể nói là rất trừu tượng. Sau đợt Covid năm 2020, ngành In có bị ảnh hưởng nhưng chỉ ở giai đoạn đầu. Đến năm 2021 tình hình sản xuất lại khó khăn hơn năm 2020 vì giá cả nguyên vật liệu tăng.

Theo một số tài liệu từ chuyên gia kinh tế nước ngoài: “Nền kinh tế Thế Giới của năm nay rất trừu tượng và bấp bênh. Không chỉ riêng ngành in do dịch Covid mà còn là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Cuộc chiến tranh này càng kéo dài thì kinh tế càng bất lợi. Ít nhất cho đến tháng 9/2021 mới có thể đưa ra một số nhận xét về bức tranh kinh tế của Thế Giới.”

Trong thời gian qua, các Doanh nghiệp ngành in của chúng ta đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, rõ ràng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có sự tác động đáng kể đối với chúng ta, và chúng ta đang ở thế bị động phải chịu trận trong sự tác động đó.

Tình hình thị trường là thế, hầu hết các doanh nghiệp toàn quốc nói chung và các doanh nghiệp hành nghề In nói riêng đều bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng công ty TNHH In Ấn Trần Gia vẫn nỗ lực mang đến cho Quý Khách hàng những quyền lợi tốt nhất.

Đến với Trần Gia – Đến với giá bình ổn nhất!

Với chính sách bình ổn giá giấy in, cũng như các nguyên liệu khác, In Ấn Trần Gia xin cam đoan là sẽ mang đến cho Khách hàng những dịch vụ, sản phẩm với giá thành cực kỳ ưu đãi.

In Ấn Trần Gia sẵn sàng mang đến Khách hàng những sự lựa chọn tốt nhất về chất liệu giấy phù hợp với mục đích thành phẩm, từ giấy để in name card, catalogue như Ivory, Couche,… đến chất liệu dùng cho bao bì, hộp giấy như Carton, giấy Kraft,…. Dĩ nhiên là với giá cả rất phải chăng.

Nếu các bạn chưa tin, hãy nhanh tay truy cập website: https://innhanhhcm.vn/ để được đội ngũ nhân viên của Trần Gia tư vấn và báo giá cụ thể nhé, đảm bảo các bạn sẽ không phải thất vọng!

CÔNG TY TNHH IN ẤN TRẦN GIA

Question and answer (0 comments)

0